Công chức không phải học bồi dưỡng ngoại ngữ

Chủ nhật - 12/12/2021 21:54 729 0
BPO - Đó là một trong những nội dung đáng lưu ý tại Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2017/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, từ ngày nghị định này có hiệu lực - ngày 10-12-2021, đã chính thức bỏ quy định công chức phải học bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc.

Như vậy, từ sau ngày 10-12-2021, công chức chỉ còn phải học bồi dưỡng: Lý luận chính trị; Kiến thức quốc phòng và an ninh; Kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước; Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm. Ngoài ra, Nghị định 89 cũng không còn quy định công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể như hiệu trưởng các trường công lập thuộc đối tượng phải tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.

Cũng theo quy định tại nghị định này, chương trình, tài liệu bồi dưỡng công chức, viên chức về lý luận chính trị, gồm: Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý; Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức.

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, gồm: Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý; Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức.

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, gồm: Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 4 tuần; Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 6 tuần; Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 8 tuần. Theo quy định cũ, thời gian thực hiện bồi dưỡng tối thiểu là 6 tuần, tối đa là 8 tuần. Đồng thời, nghị định mới cũng đã xóa bỏ nội dung “Chương trình, tài liệu bồi dưỡng ngạch cán sự và tương đương”.

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành. Mỗi chuyên ngành có 1 chương trình, thời gian thực hiện tối đa là 6 tuần. Theo quy định cũ, thời gian thực hiện bồi dưỡng tối thiểu là 6 tuần, tối đa là 8 tuần.

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, thời gian thực hiện tối đa là 2 tuần, gồm: Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương; Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương; Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương; Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương.

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ, gồm: Nghiệp vụ chuyên ngành; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; chức danh nghề nghiệp chuyên ngành; chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung, với thời gian thực hiện mỗi chương trình tối đa là 1 tuần. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã, thời gian thực hiện mỗi chương trình tối đa là 1 tuần.


Hồ Ngọc

Nguồn tin: baobinhphuoc.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1.3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay368
  • Tháng hiện tại4,519
  • Tổng lượt truy cập516,991
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây